Hướng dẫn chuyên sâu về Giấy phép kinh doanh, xuất nhập khẩu sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự

Hướng dẫn chuyên sâu về Giấy phép kinh doanh, xuất nhập khẩu sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự

Hướng dẫn chuyên sâu về Giấy phép kinh doanh, xuất nhập khẩu sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự

Hướng dẫn chuyên sâu về Giấy phép kinh doanh, xuất nhập khẩu sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự

23:02 - 20/05/2020

Trong quá trình thực hiện thủ tục xin Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự và Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự (MMDS), ExtendMax thường xuyên tiếp nhận các câu hỏi của khách hàng, trong đó có nhiều câu hỏi tương tự như nhau. Do đó chúng tôi viết bài viết này nhằm mục đích hướng dẫn cho các trường hợp thực tế và giải đáp các khó khăn vướng mắc phổ biến:

Trước hết, ta cần hiểu các định nghĩa và quy định quan trọng về MMDS quy định trong Luật An toàn thông tin mạng số 86/2015/QH13 và Nghị định 58/2016/ND-CP (được sửa đổi và bổ sung bởi Nghị định số 53/2018/ND-CP):

1. Điều kiện để kinh doan sản phẩm mật mã dân sự?

Doanh nghiệp phải có Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự khi kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự thuộc danh mục sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự

2. Nghị định 58/2016/ND-CP (được sửa đổi và bổ sung bởi Nghị định số 53/2018/ND-CP) quy định danh mục sản phẩm như thế nào?

Nghị định 58/2016/ND-CP quy định 02 danh mục sản phẩm và 01 danh mục dịch vụ mật mã dân sự:

(1) Phụ lục I: Mục I - Danh mục sản phẩm mật mã dân sự

(2) Phụ lục I: Mục II - Danh mục dịch vụ mật mã dân sự

(3) Phụ lục II: Danh mục sản phẩm mật mã dân sự xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép

 

Hướng dẫn, giải đáp cho các câu hỏi thường gặp:

Câu hỏi 1: Doanh nghiệp chúng tôi mua sản phẩm MMDS thông qua một công ty khác trong nước để phân phối, kinh doanh, và không nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài. Vậy công ty chúng tôi có phải xin giấy phép kinh doanh (GPKD) sản phẩm MMDS hay không?

Trả lời : Trong trường hợp công ty không nhập khẩu sản phẩm mà mua từ một nhà nhập khẩu khác các sản phẩm thuộc Phụ lục I: I - Danh mục sản phẩm mật mã dân sự thì Quý Công ty vẫn phải có GPKD MMDS.

Trên thực tế có rất nhiều sản phẩm MMDS thuộc danh mục quy định tại Phụ lục I nhưng không thuộc danh mục quy định tại Phụ lục II, do đó có nhiều công ty đã vi phạm quy định (một cách không cố ý) khi kinh doanh sản phẩm MMDS mà chưa có GPKD MMDS.

 

Câu hỏi 2: Doanh nghiệp chúng tôi nhập khẩu sản phẩm MMDS để tự sử dụng trong nội bộ công ty, không nhằm mục đích kinh doanh, chúng tôi có phải xin GPKD và GPNK sản phẩm MMDS hay không?

Trả lời : Căn cứ theo Luật An toàn thông tin mạng số 86/2015/QH13 và Nghị Định 58/2016/ND-CP thì:

- Doanh nghiệp nhập khẩu sản phẩm MMDS thuộc danh mục Danh mục sản phẩm mật mã dân sự xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép thì phải có giấy phép nhập khẩu.

- Doanh nghiệp được cấp Giấy phép nhập khẩu sản phẩm MMDS khi đáp ứng đủ điều kiện mà Giấy phép kinh doanh sản phẩm MMDS là một điều kiện bắt buộc

Do vậy trong trường hợp sản phẩm MMDS Quý công ty nhập khẩu chỉ thuộc Phụ lục I của NĐ 58/2016/ND-CP (được sửa đổi và bổ sung bởi Nghị định số 53/2018/ND-CP) thì Quý Công ty không phải xin GPKD và GPNK MMDS.

Trong trường hợp sản phẩm MMDS Quý công ty nhập khẩu thuộc Phụ lục II của NĐ 58/2016/ND-CP (danh mục sản phẩm MMDS phải xin giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu) thì Quý Công ty vẫn phải xin cả GPKD MMDS mới đủ điều kiện để được cấp GPNK MMDS

 

Câu hỏi 3: Sản phẩm của công ty chúng tôi dự định nhập khẩu để kinh doanh là thiết bị tường lửa (Firewall) có cả chức năng mật mã dân sự và an toàn thông tin mạng. Vậy chúng tôi có phải xin cả hai loại giấy phép kinh doanh, nhập khẩu sản phẩm Mật mã dân sự (do Ban Cơ yếu Chính phủ cấp) và giấy phép kinh doanh, nhập khẩu sản phẩm An toàn thông tin mạng (do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp) hay không

Trả lời : Hai giấy phép trên không áp dụng đồng thời đối với cùng một loại sản phẩm, lý do như sau:

- Căn cứ theo Điểm c, Khoản 6, Điều 38 của Luật An toàn thông tin mạng số 86/2015/QH13 thì sản phẩm mật mã dân sự không thuộc phạm vi trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông
- Căn cứ theo Khoản 1, Điều 42 của Luật An toàn thông tin mạng số 86/2015/QH13 thì sản phẩm mật mã dân sự không nằm trong phạm vi cấp giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng
Do vậy sản phẩm mật mã dân sự, đã được cấp giấy phép mật mã dân sự thì không phải xin giấy phép an toàn thông tin mạng nữa. Quý Công ty chỉ cần giấy phép MMDS là đã có thể nhập khẩu và kinh doanh đúng theo quy định

 

Câu hỏi 4: Công ty chúng tôi kinh doanh sản phẩm là phần mềm bảo mật có tính năng mật mã dân sự và được cài đặt cho khách hàng từ xa (thông qua cloud), vậy Công ty chúng tôi có phải xin GPKD MMDS, GPNK MMDS hay không?

Trả lời : Sản phẩm phần mềm có tính năng MMDS là sản phẩm thuộc danh mục sản phẩm MMDS nên Quý Công ty cần phải có GPKD MMDS theo quy định.

- Trong trường hợp Quý Công ty bán phần mềm có tính năng MMDS cho khách hàng thông qua cloud, Quý công ty không phải xin GPNK MMDS

- Trong trường hợp Quý Công ty bán phần mềm có tính năng MMDS được chứa trong một vật chứa trung gian (ổ cứng, thẻ thông minh, máy tính..) và mô tả sản phẩm, HS Code trùng với sản phẩm được liệt kê trên phụ lục II của Nghị định 58/2016 thì Quý Công ty cần phải xin GPNK MMDS theo quy định

 

Câu hỏi 5: Làm thế nào để xác định được sản phẩm có tính năng mật mã dân sự và có phải xin giấy phép MMDS hay không?

Trả lời : Các sản phẩm và tính năng mật mã dân sự đều đã được liệt kê trong Phụ lục I của của Nghị Định số 58/2016/ND-CP bao gồm:

1. Sản phẩm sinh khóa mật mã, quản lý hoặc lưu trữ khóa mật mã.

2. Thành phần mật mã trong hệ thống PKI.

3. Sản phẩm bảo mật dữ liệu lưu giữ

4. Sản phẩm bảo mật dữ liệu trao đổi trên mạng

5. Sản phẩm bảo mật luồng IP và bảo mật kênh

6 Sản phẩm bảo mật thoại tương tự và thoại số

7. Sản phẩm bảo mật vô tuyến

Tuy nhiên các tính năng trên đây là kiến thức thuộc chuyên ngành mật mã nên tương đối khó. Quý Công ty có thể gửi yêu cầu qua email tới các địa chỉ sau để được các chuyên gia giúp đỡ:

(1) Cổng thông tin tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp của ExtendMax

Email: consultant@extendmax.vn

Hotline: 0915 836 555 (Mr. Trần Thanh Phương – CEO ExtendMax)

(2) Cổng thông tin của Cục Quản lý Mật mã dân sự và Kiểm định sản phẩm Mật mã (QLMMDS & KĐSPMM) - Ban Cơ yếu Chính phủ

Email: info@nacis.gov.vn

ĐT: +84 24 3775.6896

 

Câu hỏi 6: Chúng tôi đã liên hệ với cổng thông tin điện tử của Cục QLMMDS & KĐSPMM - Ban Cơ yếu Chính phủ và được xác nhận là sản phẩm nhập khẩu không phải là sản phẩm MMDS, tuy nhiên Cơ quan Hải Quan có yêu cầu chúng tôi xác nhận của Cục QLMMDS & KĐSPMM - Ban Cơ yếu Chính phủ dưới dạng văn bản, vậy chúng tôi phải làm gì?

Trả lời: Trước đây Cục QLMMDS & KĐSPMM - Ban Cơ yếu Chính phủ có ban hành xác nhận sản phẩm MMDS dưới dạng văn bản nhưng kể từ 2018 thì Cục MMDS chỉ xác nhận thông qua email (qua cổng thông tin điện tử). Trong trường hợp đó Quý Công ty có thể in email trả lời, xác nhận của Cục QLMMDS & KĐSPMM - Ban Cơ yếu Chính phủ để xuất trình cho cán bộ Hải Quan thụ lý hồ sơ. 

Thêm vào đó, ngày 23/09/2016 Cục QLMMDS & KĐSPMM - Ban Cơ yếu Chính phủ đã có văn bản số 273/MMDSSKĐ-MMDS gửi Cục Giám sát Quản lý về Hải quan và Tổng cục Hải quan về việc hướng dẫn thực hiện Nghị Định 58/2016/NĐ-CP, theo đó trong trường hợp doanh nghiệp không khai báo mô tả chức năng mật mã trên tờ khai Hải Quan thì Cơ quan Hải quan không yêu cầu doanh nghiệp phải xuất trình giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm MMDS. Trong trường hợp cơ quan Hải quan có nghi ngờ trong việc xác định hàng hoá có hoặc không có chức năng mật mã thì Cục QLMMDS & KĐSPMM đề nghị cơ quan Hải quan trực tiếp liên hệ với Cục QLMMDS & KĐSPMM thông qua cổng thông tin điện tử.

 

Câu hỏi 7: Chúng tôi đã liên hệ với cổng thông tin điện tử của Cục QLMMDS & KĐSPMM - Ban Cơ yếu Chính phủ và được xác sản phẩm nhập khẩu là sản phẩm mật mã dân sự. Vây chúng tôi có phải xin GPNK MMDS để được thông quan hay không?

Trả lời : Thông thường các doanh nghiệp chỉ gửi tài liệu kỹ thuật của sản phẩm để được xác nhận sản phẩm có phải là sản phẩm mật mã dân sự hay không. Trong trường hợp đó bạn cần xác định tiếp sản phẩm mật mã dân sự nhập khẩu thuộc trường hợp nào trong 2 trường hợp sau:

TH1: Sản phẩm mật mã dân sự thuộc Phụ lục II của Nghị định 58/2016/ND-CP (trùng cả HS Code và mô tả sản phẩm) thì Quý Công ty cần phải xin GPKD MMDS và GPNK MMDS để nhập khẩu

TH2: Sản phẩm mật mã dân sự thuộc Phụ lục I nhưng không thuộc Phụ lục II của Nghị định 58/2016/ND-CP (không trùng HS Code hoặc không trùng mô tả sản phẩm) thì Quý Công ty không cần phải xin GPNK MMDS để nhập khẩu, nhưng sẽ cần xin GPKD MMDS nếu sản phẩm nhập về để kinh doanh

 

Câu hỏi 8: Công ty chúng tôi có nhập khẩu SIM điện thoại, mô tả hàng hoá là "thẻ thông minh" và có mã HS 8523.52.00 thuộc Phụ lục II DANH MỤC SẢN PHẨM MẬT MÃ DÂN SỰ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU THEO GIẤY PHÉP ban hành theo Nghị định số 58/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ. Vậy chúng tôi có phải xin giấy phép nhập khẩu sản phẩm MMDS không?

Trả lời : Sản phẩm SIM điện thoại loại thông thường không có chức năng mã hoá mật mã nên không phải là sản phẩm MMDS, do đó không phải xin GPNK MMDS khi nhập khẩu. Liên quan đến SIM điện thoại, hiện tại có rất nhiều thông tin gây nhầm lẫn trên internet, thậm chí có trang web tư vấn trực tuyến khẳng định SIM điện thoại phải xin GPNK MMDS. Hiện tại chỉ có Cục QLMMDS & KĐSPMM - Ban Cơ yếu Chính phủ là cơ quan duy nhất có thẩm quyền khẳng định một sản phẩm có phải là sản phẩm mật mã dân sự hay không. Quý Công ty nên liên hệ trực tiếp với Cục QLMMDS & KĐSPMM để được xác minh đúng thẩm quyền.

 

Câu hỏi 9: Công ty chúng tôi có nhập khẩu kinh doanh máy thanh toán POS (máy cà thẻ MasterCard, VisaCard, thẻ thanh toán nội địa), sản phẩm này có phải là sản phẩm Mật mã dân sự hay không?

Trả lời : Máy thanh toán POS (máy cà thẻ MasterCard, VisaCard, thẻ thanh toán nội địa) thông thường sẽ có chức năng mã hoá (thông thường là mã hoá đối xứng) để bảo vệ PIN của thẻ. Do vậy đây là sản phẩm mật mã dân sự. Máy thanh toán POS không thuộc phạm vi của Phụ lục 2 - Nghị định số 58/2016/NĐ-CP nên Quý công ty không phải xin Giấy phép nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự nhưng phải xin Giấy phép kinh doanh sản phẩm mật mã dân sự để đủ điều kiện kinh doanh hợp pháp.

 

Câu hỏi 10: Công ty chúng tôi có nhập khẩu kinh doanh thiết bị phát Wifi (thiết bị mạng nội bộ không dây Router Wifi hoặc Access Point), sản phẩm này có phải là sản phẩm mật mã dân sự hay không?

Trả lời : Thiết bị phát Wifi (Router Wifi hoặc Access Point) thông thường có tính năng mã hoá đối xứng để bảo vệ mật khẩu do vậy sản phẩm này là sản phẩm mật mã dân sự. Do HS code của thiết bị phát sóng Wifi là 8517.62.51 nên Quý Công ty cần kiểm tra sản phẩm của mình thuộc trường hợp nào trong 2 trường hợp sau đây

TH1: Trong trường hợp thiết bị phát Wifi (Router Wifi hoặc Access Point) có tính năng bảo mật luồng IP hoặc bảo mật kênh thì Quý Công ty phải xin cả Giấy phép kinh doanh và Giấy phép nhập khẩu mật mã dân sự

TH2: Trong trường hợp thiết bị phát Wifi (Router Wifi hoặc Access Point) không có tính năng bảo mật luồng IP hoặc bảo mật kênh thì Quý Công ty không phải xin Giấy phép nhập khẩu mật mã dân sự nhưng vẫn phải xin Giấy phép kinh doanh sản phẩm mật mã dân sự theo quy định.

 

Câu hỏi 11: Trong trường hợp chúng tôi kinh doanh sản phẩm MMDS mà chưa có GPKD MMDS (không cố ý) thì chế tài xử phạt sẽ là như thế nào?

Trả lời : Căn cứ theo Nghị Định 58/2016/ND-CP thì mức xử phạt đối với hành vi kinh doanh sản phẩm MMDS mà không có GPKD MMDS là 40.000.000 VNĐ - 50.000.000 VNĐ và có thể chịu hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật

 

Trên đây là các quan điểm và hướng dẫn của ExtendMax. Xin vui lòng liên hệ với chúng tôi khi có câu hỏi khác hoặc trường hợp của Quý khách hàng chưa được liệt kê ở trên.

Tìm hiểu thêm về thủ tục, điều kiện cấp phép Mật mã dân sự: QUA ĐƯỜNG LINK NÀY

Chia sẻ:
Dự thảo Danh mục hàng hóa loại 2 của Bộ TT&TT giai đoạn 2023-2024
QCVN 18:2022/BTTTT về EMC, thay thế QCVN 18:2014/BTTTT
QCVN 130:2022/BTTTT về EMC cho thiết bị âm thanh không dây
QCVN 132:2022/BTTTT về an toàn điện đối với máy tính, TiVi, tablet
Bật mí thủ tục kiểm tra chuyên ngành và thủ tục nhập khẩu pin lithium ion