QCVN 132:2022/BTTTT về an toàn điện đối với máy tính, TiVi..

QCVN 132:2022/BTTTT về an toàn điện đối với máy tính, TiVi..

QCVN 132:2022/BTTTT về an toàn điện đối với máy tính, TiVi, tablet

QCVN 132:2022/BTTTT về an toàn điện đối với máy tính, TiVi, tablet

21:46 - 11/01/2023

Ngày 30/11/2022 Bộ TT&TT đã ban hành Thông tư 24/2022/TT-BTTTT kèm theo QCVN 132:2022/BTTTT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn điện đối với thiết bị đầu cuối viễn thông và công nghệ thông tin bao gồm TiVi, máy tính xách tay (laptop, notebook), máy tính bảng (tablet), máy tính để bàn (desktop PC), điện thoại DECT, thiết bị giải mã tín hiệu truyền hình set top box. Quy chuẩn an toàn QCVN 132:2022/BTTTT được biên soạn dựa trên tiêu chuẩn IEC 62368-1:2018, bao gồm phần chính về các yêu cầu an toàn điện và một số yêu cầu về an toàn vật lý (độ bền) như thử nghiệm rơi tự do, thử va đập, có hiệu lực từ ngày 01/01/2024.

QCVN 132:2022/BTTTT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn điện

Các điểm chính của Thông tư 24/2022/TT-BTTTT và QCVN 132:2022/BTTTT

Thông tư số 24/2022/TT-BTTTT và QCVN 132:2022/BTTTT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu an toàn điện đối với thiết bị đầu cuối viễn thông và công nghệ thông tin" có những nội dung chính sau:

1) QCVN 132:2022/BTTTT được biên soạn dựa trên tiêu chuẩn IEC 62368-1:2018 (bản thảo đầu tiên được lấy ý tưởng từ IEC 62949:2017, phiên bản này sau đó được ban hành với số hiệu QCVN 22:2021/BTTTT)

2) Theo QCVN 132:2022/BTTTT, các sản phẩm liệt kê dưới đây mà mã HS tương ứng thuộc phạm vi bắt buộc áp dụng:

  • (1) Điện thoại DECT (mã HS 85171100)
  • (2) Máy tính để bàn (desktop PC) (mã HS 84714110)
  • (3) Thiết bị giải mã tín hiệu truyền hình cáp kỹ thuật số (mã HS 85287111, 85287119, 85287191, 85287199)
  • (4) Thiết bị giải mã tín hiệu truyền hình (set top box) IPTV (mã HS 85287111, 85287119, 85287191, 85287199)
  • (5) Máy thu hình DVB-T2 (DVB-T2 TiVi, iDTV) (mã HS 85287292, 85287299)
  • (6) Bộ khuếch đại mạng truyền hình cáp (mã HS 85176249)
  • (7) Điện thoại không dây (không bao gồm điện thoại DECT) (mã HS 85171100)
  • (8) Máy tính xách tay (laptop PC, notebook PC) (mã HS 84713020)
  • (9) Máy tính bảng (tablet PC) (mã HS 84713090)

3) QCVN 132:2022/BTTTT thay thế các yêu cầu kỹ thuật quy định tại khoản 2.4 của QCVN 22:2010/BTTTT

4) Bộ TT&TT (tạm thời) chấp nhận kết quả thử nghiệm của tổ chức thử nghiệm trong nước và nước ngoài được công nhận phù hợp với tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 theo các yêu cầu kỹ thuật tương ứng trong tiêu chuẩn IEC 62368-1:2018 đánh giá sự phù hợp đối với quy chuẩn này (QCVN 132:2022/BTTTT) cho đến khi có hướng dẫn khác của Bộ TT&TT.

5) Thông tư số 24/2022/TT-BTTTT và QCVN 132:2022/BTTTT có hiệu lực từ ngày 01/01/2024

Tải về từ website của Bộ TT&TT bản đầy đủ Thông tư 24/2022/TT-BTTTT và QCVN 132:2022/BTTTT: https://mic.gov.vn/Pages/VanBan/14840/24_2022_TT-BTTTT.html 

 

Phân tích độc quyền của ExtendMax

1) Thông tư 24/2022/TT-BTTTT đã quy định cụ thể "Khoản 21 Điều 1 Thông tư số 18/2010/TT-BTTTT ngày 30 tháng 7 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về viễn thông hết hiệu lực pháp luật kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành” có nghĩa là QCVN 20:2010/BTTTT sẽ hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư 24/2022/TT-BTTTT có hiệu lực (01/01/2024)

2) Tại thời điểm này, theo mục 2.1 Phụ lục 1 của Thông tư 02/2022/TT-BTTTT của Bộ TT&TT (vẫn còn hiệu lực), điện thoại DECT đồng thời được áp dụng cả QCVN 22:2010/BTTTT và QCVN 22:2021/BTTTT. QCVN 22:2021/BTTTT được biên soạn dựa trên tiêu chuẩn IEC 62949:2017 nhưng IEC 62949:2017 không áp dụng cho điện thoại DECT ở các quốc gia khác nên có khả năng Bộ TT&TT sẽ chuyển điện thoại DECT từ phạm vi áp dụng của QCVN 22:2021/BTTTT sang QCVN 132:2022/BTTTT kể từ Thông tư quy định danh mục hàng hóa nhóm 2 (danh mục sản phẩm phải chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy) trong lần ban hành tiếp theo.

3) Bộ TT&TT (tạm thời) chấp nhận kết quả thử nghiệm của tổ chức thử nghiệm trong nước và nước ngoài được công nhận phù hợp với tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 theo các yêu cầu kỹ thuật tương ứng trong tiêu chuẩn IEC 62368-1:2018 đánh giá sự phù hợp đối với quy chuẩn này (QCVN 132:2022/BTTTT). Điều đó có nghĩa là IEC 62368-1:2018 phải liệt kê tất cả các mục thử nghiệm được quy định tương ứng bởi QCVN 132:2022/BTTTT. Tương ứng theo đó, tổ chức cá nhân đề nghị chứng nhận hợp quy (hãng sản xuất, tổ chức cá nhân nhập khẩu) phải nộp giấy chứng nhận phòng thử nghiệm đạt tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 còn hiệu lực cùng với bộ hồ sơ đề nghị Chứng nhận hợp quy và/hoặc Công bố hợp quy.

Có thể bạn sẽ quan tâm tới các quy chuẩn kỹ thuật khác được Bộ TT&TT công bố gần đây bao gồm QCVN 131:2022/BTTTT cho NB-IoT, QCVN 18:2022/BTTTT và QCVN 130:2022/BTTTT

Chia sẻ:
Dự thảo Danh mục hàng hóa loại 2 của Bộ TT&TT giai đoạn 2023-2024
Thông tư 02/2022/TT-BTTTT quy định danh mục hàng hóa nhóm 2 của Bộ TT&TT
QCVN 18:2022/BTTTT về EMC, thay thế QCVN 18:2014/BTTTT
QCVN 130:2022/BTTTT về EMC cho thiết bị âm thanh không dây
Bật mí thủ tục kiểm tra chuyên ngành và thủ tục nhập khẩu pin lithium ion