Thủ tục nhập khẩu máy tính bảng và pin Lithium của tablet

Thủ tục nhập khẩu máy tính bảng và pin Lithium của tablet

Hướng dẫn thủ tục nhập khẩu và chứng nhận hợp quy máy tính bảng tablet PC

Hướng dẫn thủ tục nhập khẩu và chứng nhận hợp quy máy tính bảng tablet PC

12:32 - 27/12/2022

Máy tính bảng (còn gọi là tablet hay tablet computer) được phát triển từ nhữn năm đầu của thế kỷ 20 và nhập khẩu, phổ biến rộng rãi trên thị trường Việt Nam từ những năm đầu thập niên 2010 tới nay. Máy tính bảng chủ yếu phục vụ mục đích giải trí như chơi game, đọc sách với các thương hiệu nổi tiếng như Microsoft Surface, Apple iPad, Lenovo, Samsung... Vậy thủ tục nhập khẩu máy tính bảng bao gồm các bước nào? Mã HS của máy tính bảng là gì? Máy tính bảng có thuộc diện phải xin giấy phép nhập khẩu hay không? Máy tính bảng có phải kiểm tra chất lượng nhà nước hay không, có phải chứng nhận hợp quy hay không? Máy tính bảng có phải kiểm tra hiệu suất năng lượng, công bố dán nhãn năng lượng hay không? Doanh nghiệp hoặc cá nhân chỉ nhập khẩu số lượng nhỏ 1 vài chiếc máy tính bảng thì có được miễn chứng nhận hợp quy, có phải thử nghiệm pin lithium dùng cho máy tính bảng hay không? Chúng ta cùng tìm hiểu toàn bộ các thủ tục nhập khẩu áp dụng đối với máy tính bảng tablet trong bài viết dưới đây của ExtendMax.

1. Máy tính bảng là gì? Phân loại máy tính bảng tablet

Máy tính bảng (tiếng Anh gọi là tablet computer hay tablet PC), là một máy tính di động có màn hình cảm ứng, có kết nối không dây Bluetooth, WiFi, có thể có thêm cả kết nối WWAN sử dụng SIM điện thoại hoặc SIM data để kết nối đến mạng thông tin di động, sử dụng 1 viên pin lithium có thể sạc lại để sử dụng rất nhiều lần. Máy tính bảng có thể thực hiện một số tác vụ máy tính xách tay có thể làm, nhưng thiếu một số cổng giao tiếp đầu vào/đầu ra (I/O) mà thông thường các máy tính xách tay có. Máy tính bảng ngày nay phần lớn giống với điện thoại thông minh hiện đại, điểm khác biệt duy nhất là máy tính bảng có kích thước màn hình lớn hơn điện thoại thông minh. Trong một số trường hợp đặc biệt, khi được thiết kế để sử dụng cho công việc, máy tính bảng lại giống máy tính xách tay với đầy đủ các cổng kết nối và sử dụng hệ điều hành Window như máy tính xách tay.

Có rất nhiều cách để phân loại máy tính bảng như phân loại theo hệ điều hành (Android, IOS, Window), hoặc phân loại theo mục đích sử dụng (làm việc, giải trí, bán hàng...). Trong bài viết này, chúng tôi sẽ phân loại theo cách dễ xác định nhất cho các chính sách nhập khẩu và thủ tục nhập khẩu áp dụng đối với máy tính bảng.

Máy tính bảng phục vụ mục đích giải trí

Đây là loại máy tính bảng phổ biến nhất trên thị trường, sử dụng hệ điều hành Android hoặc IOS, được thiết kế chủ yếu để phục vụ mục đích giải trí như lướt web, truy cập mạng xã hội, chơi game. Loại máy tính bảng này có giá hợp lý và cấu hình không có nhiều đặc biệt, màn hình vừa phải trong khoảng 7in ~ 10in.

Tablet dùng để giải trí
Tablet dùng để giải trí

Máy tính bảng phục vụ mục đích làm việc

Đây là loại máy tính bảng được thiết kế với mục đích sử dụng để giải trí kết hợp với khả năng làm việc gần bằng một máy tính xách tay tiêu chuẩn, mặc dù có thiếu một số cổng kết nối so với laptop. Loại máy tính bảng này thông thường sẽ có các phụ kiện bổ sung cho khả năng làm việc như một bàn phím rời, có khả năng sử dụng chuột, hoặc bút stylus để có thể thực hiện các tác vụ văn phòng như gửi email, gõ văn bản, hoặc vẽ đồ họa.

Window tablet
Máy tính bảng để làm việc

Máy tính bảng phục vụ mục đích chuyên dụng

Đây là loại máy tính bảng được thiết kế cho mục đích chuyên dụng trong quân đội, nghiên cứu, hoặc trong môi trường sử dụng công nghiệp. Loại máy tính bảng này có khả năng chống chịu va đập rất tốt, có khả năng sử dụng trong các môi trường khắc nghiệt có độ ẩm, nhiệt độ cao, có khả năng chống chịu bụi bẩn và kháng nước. Các loại máy tính bảng đặc biệt này có nhiều biến thể cho từng mục đích sử dụng chuyên biệt bao gồm:

  • Máy tính bảng đạt chuẩn quân đội, sử dụng trong quân đội hoặc cơ quan an ninh
  • Máy tính bảng công nghiệp, chuyên dùng trong các xưởng sản xuất, dây chuyền sản xuất
  • Máy tính bảng có khả năng phòng nổ, sử dụng trong các dàn khoan dầu khí, hầm mỏ
  • Máy tính bảng chuyên dụng để làm menu hoặc tính hợp khả năng tính tiền ở cửa hàng bán lẻ
Máy tính bảng chuyên dụng
Máy tính bảng chuyên dụng

 

2. Bộ hồ sơ chứng từ nhập khẩu máy tính bảng, tablet

Một bộ hồ sơ nhập khẩu áp dụng đối với các sản phẩm bình thường (hàng hóa nhóm 1, không phải áp dụng chính sách nhập khẩu đặc biệt hoặc hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành) bao gồm:

  • Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại) đối với hàng hóa mua từ nước ngoài và có thành toán. Hoặc Proforma Invoice, None-commercial invoice hoặc shipping invoice đối với hàng hóa không thanh toán như hàng biếu tặng, hàng hóa FOC, hàng bảo hành không phải thanh toán..
  • Bill of lading (Vận đơn đường biển) hoặc Air Way Bill (vận đơn hàng không)
  • Commercial Contract (hợp đồng mua hàng) hoặc Purchase Order (đơn đặt hàng) hoặc thông báo gửi hàng phi mậu dịch
  • Certificate of Origin (COO) (Giấy chứng nhận xuất xứ) trong trường hợp người nhập khẩu muốn được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi
  • Packing List (Phiếu đóng gói hàng hóa)
  • Tài liệu kỹ thuật của sản phẩm (để xác định chức năng, mã HS, chính sách nhập khẩu áp dụng)
  • Các chứng từ khác (nếu có)

Tuy nhiên, bộ chứng từ nêu trên chỉ áp dụng đối với sản phẩm thông thường, không áp dụng chính sách nhập khẩu đặc biệt hoặc hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành. Vậy máy tính bảng có phải xin giấy phép đặc biệt hoặc kiểm tra chuyên ngành không? Câu trả lời của chúng tôi là máy tính bảng thuộc diện phải kiểm tra chất lượng nhà nước, kiểm tra chuyên ngành để được nhập khẩu vào Việt Nam. Do vậy, bộ chứng từ nhập khẩu sẽ nhiều hơn so với các sản phẩm thông thường. Đồng thời doanh nghiệp nhập khẩu sẽ phải làm thêm một số thủ tục như đăng ký kiểm tra chất lượng nhà nước, đăng ký thử nghiệm kiểm tra hiệu suất năng lượng cho một số loại máy tính bảng trước khi mở tờ khai hải quan cho lô hàng nhập khẩu.

3. Các văn bản quy định thủ tục nhập khẩu máy tính bảng tablet

Các văn bản quy phạm pháp luật quy định thủ tục nhập khẩu máy tính bảng được ban hành bởi nhiều cơ quan quản lý nhà nước khác nhau, máy tính bảng tablet có mã HS 84713090 thuộc phạm vi điều chỉnh của các quy định kiểm tra chuyên ngành sau đây:

Các quy định kiểm tra chuyên ngành của Bộ TT&TT

Thông tư 02/2022/TT-BTTTT quy định danh mục sản phẩm hàng hóa phải chứng nhận hợp quy và/hoặc công bố hợp quy (danh mục hàng hóa nhóm 2) thuộc phạm vi trách nhiệm của Bộ TT&TT

Thông tư 15/2018/TT-BTTTT và Nghị định 74/2018/NĐ-CP quy định thủ tục kiểm tra chất lượng nhà nước đối với hàng nhập khẩu

Thông tư 10/2020/TT-BTTTT quy định về phương thức chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy các sản phẩm Bộ TT&TT quản lý

→ Thông tư 08/2021/TT-BTTTT quy định danh mục thiết bị vô tuyến được miễn giấy phép tần số (cần đối chiếu mức công suất phát sóng, dải tần số hoạt động của chức năng đọc thẻ RFID của các máy tính bảng công nghiệp)

→ Các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN được áp dụng sẽ căn cứ theo các công nghệ thu phát sóng vô tuyến điện mà điện thoại tích hợp do Bộ TT&TT ban hành (chi tiết như phần dưới của bài viết)

→ Văn bản số 2361/BTTTT-KHCN ngày 17/06/2022 hướng dẫn thực hiện thông tư số 02/2022/TT-BTTTT và chứng nhận hợp quy máy tính bảng có sử dụng SIM với tính năng thiết bị đầu cuối 5G NR theo quy chuẩn kỹ thuật QCVN 127:2021/BTTTT và QCVN 129:2021/BTTTT

Các quy định kiểm tra chuyên ngành về hiệu suất năng lượng

Điều 1 của TCVN 11848:2017 quy định phạm vi áp dụng

"1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định mức hiệu suất năng lượng và phương pháp đo tiêu thụ năng lượng cho máy tính xách tay.

Máy tính xách tay thuộc phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn này là máy tính được xác định trong 4.1.2 của TCVN 11847:2017 (IEC 62623:2012)"

Khoản 4.1.2 của TCVN 11847:2017 định nghĩa máy tính xách tay

"Máy tính xách tay là máy tính được thiết kế đặc biệt có khả năng mang xách đi được và có thể vận hành trong khoảng thời gian dài, có hoặc không có kết nối trực tiếp với nguồn cấp điện lưới. Máy tính xách tay sử dụng màn hình tích hợp và có khả năng hoạt động từ một pin tích hợp. Ngoài ra, hầu hết máy tính xách tay sử dụng một EPS hoặc bộ chuyển đổi điện xoay chiều và có một bàn phím và thiết bị trỏ tích hợp. Máy tính xách tay thường được thiết kế để cung cấp các chức năng tương tự như máy tính để bàn, bao gồm cả hoạt động của phần mềm có chức năng tương tự như được sử dụng trên máy tính để bàn. Trong tiêu chuẩn này, đế cắm thêm được coi là phụ kiện và vì thế, không nên xem như một phần của EUT. Máy tính bảng, mà có thể sử dụng màn hình cảm ứng cùng với, hoặc thay thế cho, các thiết bị đầu vào khác, được xem là máy tính xách tay trong tiêu chuẩn này. Máy tính xách tay cỡ nhỏ thường được xác định bởi kích thước màn hình nhỏ hơn (có hạn chế) và kích thước bộ nhớ cơ sở nhỏ hơn cũng được xem như là máy tính xách tay trong tiêu chuẩn này."

Đọc tới đây, chắc hẳn nhiều bạn sẽ có ý kiến cho rằng máy tính bảng thuộc diện bắt buộc phải kiểm tra hiệu suất năng lượng tối thiểu và dán nhãn năng lượng như các phân tích mà ta thường thấy trên internet hoặc theo quan điểm của các tổ chức cá nhân khác. Vậy quan điểm này có đúng không? Có phải tất cả các loại máy tính bảng đều phải kiểm tra hiệu suất năng lượng và dán nhãn năng lượng hay không?

Loại máy tính xách tay nào phải dán nhãn năng lượng?

TCVN không phải là một văn bản pháp quy nên không có hiệu lực bắt buộc phải thi hành, trừ trường hợp TCVN đó được đưa vào trong một văn bản pháp quy khác để quy định việc bắt buộc phải thực thi như Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư của Bộ trưởng. Do vậy, theo quan điểm của ExtendMax:

  • Máy tính bảng thông thường, sử dụng hệ điều hành android hoặc IOS, được thiết kế để phục vụ mục đích giải trí sẽ không thuộc diện bắt buộc phải kiểm tra hiệu suất năng lượng và dán nhãn năng lượng. Trên thực tế, ExtendMax đã tư vấn cho khách hàng và thực hiện xin văn bản của Bộ Công thương xác nhận các máy tính bảng android không thuộc diện phải kiểm tra hiệu suất năng lượng mà bạn có thể xem mẫu ở phần cuối của bài viết này.
  • Máy tính bảng được thiết kế để thay thế máy tính xách tay, sử dụng hệ điều hành Window với đầy đủ chức năng của máy tính xách tay, hoặc máy tính bảng chuyên dụng trong công nghiệp có sử dụng hệ điều hành Window sẽ thuộc diện bắt buộc phải kiểm tra hiệu suất năng lượng và dán nhãn năng lượng.

Các quy định áp dụng đối với loại máy tính bảng thuộc diện bắt buộc phải kiểm tra hiệu suất năng lượng và dán nhãn năng lượng bao gồm:

Quyết định 04/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ quy định danh mục sản phẩm kiểm tra hiệu suất năng lượng và công bố dán nhãn năng lượng

Thông tư 36/2016/TT-BCT quy định quy trình và thủ tục công bố nhãn tiết kiệm năng lượng

Tiêu chuẩn quốc gia về hiệu suất năng lượng: TCVN 11848:2017 (áp dụng tới 31/12/2024) và TCVN 11848:2021 (áp dụng kể từ ngày 01/01/2025)

Các quy định kiểm tra chuyên ngành khác áp dụng đối với tablet PC

Căn cứ theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn hàm lượng cho phép của một số hóa chất độc hại trong sản phẩm điện, điện tử bắt buộc áp dụng từ 01/01/2026, máy tính bảng có mã HS nằm trong danh mục phải chứng nhận hợp quy về hàm lượng cho phép của một số hóa chất độc hại. Xin mời xem hướng dẫn chứng nhận hợp quy cho máy tính bảng tablet về hàm lượng cho phép của một số hóa chất độc hại qua bài viết riêng của ExtendMax

4. Quy trình và thủ tục nhập khẩu, chứng nhận và công bố hợp quy tablet

a Thủ tục áp dụng đối với tablet nhập khẩu

Các thủ tục thực hiện theo quy định của Bộ TT&TT

(1) Đăng ký kiểm tra chất lượng nhà nước cho máy tính bảng

(2) Truyền tờ khai hàng hóa nhập khẩu cùng giấy đăng ký kiểm tra chất lượng

(3) Làm thủ tục thông quan máy tính bảng tablet và lấy hàng về kho

(4) Thử nghiệm sản phẩm theo Quy chuẩn kỹ thuật áp dụng

(5) Thử nghiệm pin lithium và cell pin sử dụng cho máy tính bảng

(4)  Chứng nhận hợp quy cho máy tính bảng, tablet

(5) Công bố hợp quy (tự đánh giá sự phù hợp) cho máy tính bảng nhập khẩu

(6) Dán tem hợp quy ICT lên máy tính bảng trước khi lưu hành ra thị trường

Trong trường hợp doanh nghiệp đã có sẵn giấy chứng nhận hợp quy và kết quả thử nghiệm cần thiết, doanh nghiệp có thể làm thủ tục công bố hợp quy (tự đánh giá sự phù hợp cho lô hàng nhập khẩu ngay sau khi hoàn thành thủ tục đăng ký kiểm tra chất lượng nhà nước)

Các thủ tục thực hiện theo quy định của Bộ Công thương

(đối với máy tính bảng thuộc diện bắt buộc phải kiểm tra hiệu suất năng lượng và dán nhãn năng lượng)

(1) Làm giấy đăng ký thử nghiệm hiệu suất năng lượng

(2) Nộp giấy đăng ký thử nghiệm tablet cho cơ quan Hải quan

(3) Doanh nghiệp có thể được thông quan luôn hoặc làm thủ tục mang hàng về bảo quản

(4) Lấy mẫu đi thử nghiệm, kiểm tra hiệu suất năng lượng tối thiểu cho máy tính bảng

(5) Nộp kết quả kiêm tra hiệu suất cho cơ quan Hải quan để hoàn thành thủ tục thông quan

(6) Làm thủ tục công bố dán nhãn năng lượng lên Bộ Công thương

(7) Dán nhãn năng lượng lên máy tính bảng trước khi lưu hành ra thị trường

Trong trường hợp doanh nghiệp đã có sẵn kết quả kiểm tra hiệu suất hoặc giấy công bố dán nhãn năng lượng, doanh nghiệp có thể nộp ngay cho cơ quan Hải quan để được thông quan luôn.

Thủ tục thực hiện công bố dán nhãn năng lượng cho máy tính bảng giống hệt như thủ tục áp dụng đối với máy tính xách tay và sử dụng cùng một tiêu chuẩn về hiệu suất năng lượng. Xin mời xem thủ tục chi tiết qua bài viết riêng hướng dẫn công bố nhãn năng lượng cho máy tính xách tay của ExtendMax

b Thủ tục áp dụng đối với tablet sản xuất trong nước:

Các thủ tục thực hiện theo quy định của Bộ TT&TT

(1) Thử nghiệm sản phẩm theo Quy chuẩn kỹ thuật áp dụng

(2) Thử nghiệm pin lithium và cell sử dụng cho máy tính

(3) Chứng nhận hợp quy cho máy tính bảng, tablet

(4) Công bố hợp quy cho sản phẩm sản xuất trong nước tại Cục Viễn Thông

(5) Dán tem hợp quy lên sản phẩm trước khi lưu hành ra thị trường

Các thủ tục thực hiện theo quy định của Bộ Công thương

(đối với máy tính bảng thuộc diện bắt buộc phải kiểm tra hiệu suất năng lượng và dán nhãn năng lượng)

(1) Thử nghiệm hiệu suất năng lượng tối thiểu

(3) Công bố nhãn năng lượng lên Bộ Công thương

(3) Dán nhãn năng lượng lên sản phẩm trước khi lưu hành ra thị trường

5. Xác định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia áp dụng cho máy tính bảng

Việc xác định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia áp dụng cho máy tính bảng căn cứ theo các công nghệ thu phát sóng vô tuyến khá khó nên chúng tôi hướng dẫn riêng về các QCVN do Bộ TT&TT ban hành được áp dụng với tablet. Tùy theo thông số kỹ thuật, các công nghệ và tần số thu phát sóng vô tuyến ứng dụng, một model máy tính bảng sẽ phải đo kiểm, thử nghiệm theo những QCVN tương ứng do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành liệt kê dưới đây:

a. Quy chuẩn kỹ thuật về phát xạ sóng vô tuyến RF

b. Quy chuẩn kỹ thuật về tương thích điện từ EMC

  • QCVN 18:2014/BTTTT (5G NR NSA, SA)
  • QCVN 86:2019/BTTTT (2G/3G/4G/LTE)
  • QCVN 96:2015/BTTTT (NFC)
  • QCVN 112:2017/BTTTT (WiFi)
  • QCVN 118:2018/BTTTT (EMI)

c. Quy chuẩn kỹ thuật về an toàn Safety cho pin lithium

d. Quy chuẩn về an toàn điện cho thiết bị đầu cuối CNTT

e. Lưu ý quan trọng trong thử nghiệm

→ Căn cứ theo văn bản số 2361/BTTTT-KHCN ngày 17/06/2022 hướng dẫn thực hiện thông tư số 02/2022/TT-BTTTT của Bộ TT&TT, trong trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu máy tính bảng với số lượng nhỏ (không đủ số lượng pin để thử nghiệm theo QCVN 101:2020/BTTTT), doanh nghiệp có thể liên hệ với Cục Viễn thông để được chấp thuận sử dụng kết quả thử nghiệm nước ngoài theo IEC 62133-2:2017 hoặc phiên bản mới hơn để tự đánh giá sự phù hợp, công bố hợp quy cho lô hàng nhập khẩu

→ Các tính năng thu sóng như GPS hoặc phát sóng với mức công suất nhỏ như Bluetooth chưa thuộc diện bắt buộc phải thử nghiệm

→ Kể từ ngày 01-01-2026, máy tính bảng tablet sẽ phải thực hiện thủ tục chứng nhận hợp quy theo quy định về hàm lượng hóa chất độc hại

→ Bộ Thông tin và Truyền thông cập nhật các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và thay đổi danh mục hàng hóa nhóm 2 theo từng thời kỳ. Bạn có thể tìm kiếm quy định mới nhất trên website của chúng tôi.

→ Tần số hoạt động và công suất phát của tính năng thu phát vô tuyến cự ly ngắn được tích hợp cho máy tính bảng tablet PC (VD như tính năng đọc thẻ RFID của máy tính bảng công nghiệp) phải phù hợp với các quy định về danh mục thiết bị vô tuyến được miễn giấy phép tần số (hiện hành là Thông tư 08/2021/TT-BTTTT).

→ Máy tính bảng thuộc diện bắt buộc phải đăng ký kiểm tra chất lượng nhà nước, chứng nhận hợp quycông bố hợp quy, và dán tem hợp quy ICT (loại có mã số quản lý - CODE) trước khi lưu hành ra thị trường

6. Thử nghiệm, đo kiểm máy tính bảng theo các quy chuẩn cần thiết

Đối với các quy chuẩn về thu phát sóng vô tuyến RF và tương thích điện từ EMC, doanh nghiệp có thể tiến hành đo kiểm, thử nghiệm thiết bị tại các Phòng thử nghiệm trong nước được Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ định hoặc Phòng thử nghiệm nước ngoài được Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc Cục Viễn Thông thừa nhận kết quả đo kiểm, thử nghiệm.

Đối với các tiêu chuẩn về hiệu suất năng lượng, doanh nghiệp có thể kiểm tra hiệu suất cho máy tính bảng tại các phòng thử nghiệm đã đăng ký với Bộ Công thương hoặc được Bộ Công thương chỉ định. Các kết quả thử nghiệm của phòng thử nghiệm nước ngoài hiện tại không được chấp nhận.

Thông thường, quá trinh thử nghiệm máy tính bảng sẽ kéo dài 2 tuần. Tính đến thời điểm hiện tại (Tháng 10/2022) chưa có phòng thử nghiệm trong nước nào được chỉ định để đo toàn bộ các quy chuẩn liệt kê trên.

Đối với pin lithium sử dụng cho máy tính bảng, quý doanh nghiệp có thể thử nghiệm tại Phòng thử nghiệm VNCA của ExtendMax (là phòng thử nghiệm được Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ định thử nghiệm pin lithium theo QCVN 101:2020/BTTTT.

Xem thêm hướng dẫn đầy đủ: https://extendmax.vn/thu-tuc-nhap-khau-chung-nhan-hop-quy-may-tinh-bang-tablet

Chia sẻ:
Dự thảo Danh mục hàng hóa loại 2 của Bộ TT&TT giai đoạn 2023-2024
QCVN 18:2022/BTTTT về EMC, thay thế QCVN 18:2014/BTTTT
QCVN 130:2022/BTTTT về EMC cho thiết bị âm thanh không dây
QCVN 132:2022/BTTTT về an toàn điện đối với máy tính, TiVi, tablet
Bật mí thủ tục kiểm tra chuyên ngành và thủ tục nhập khẩu pin lithium ion