Thông tư số 11/2020/TT-BTTTT - Danh mục thiết bị thu phát sóng vô tuyến và công nghệ thông tin phải Chứng nhận hợp quy và Công bố hợp quy

Thông tư số 11/2020/TT-BTTTT - Danh mục thiết bị thu phát sóng vô tuyến và công nghệ thông tin phải Chứng nhận hợp quy và Công bố hợp quy

Thông tư số 11/2020/TT-BTTTT - Danh mục thiết bị thu phát sóng vô tuyến và công nghệ thông tin phải Chứng nhận hợp quy và Công bố hợp quy

Thông tư số 11/2020/TT-BTTTT - Danh mục thiết bị thu phát sóng vô tuyến và công nghệ thông tin phải Chứng nhận hợp quy và Công bố hợp quy

22:39 - 20/05/2020

Một số thay đổi lớn so với quy định hiện hành:
1. Bộ Thông tin và Truyền thông bổ sung các thiết bị đầu cuối, trạm gốc, thiết bị phát lặp sử dụng công nghệ thông tin di động thế hệ thứ 5 (5G) vào danh mục sản phẩm phải chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy
2. Bổ sung các quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng kể từ ngày 01/07/2020 bao gồm QCVN 86:2019/BTTTT (thay thế cho QCVN 86:2015/BTTTT và QCVN 18:2014/BTTTT đối với thiết bị đầu cuối 2G/3G/4G LTE) và QCVN 119:2019/BTTTT.
3. Chuyển một số thiết bị vô tuyến cự ly ngắn bao gồm sạc không dây (sử dụng công nghệ cảm ứng vòng từ), radar hàng hải, thiết bị y tế cấy ghép MISC và MITS, thiết bị truy nhập vô tuyến băng tần 60GHz, thiết bị truyền hình ảnh số không dây, và một số sản phẩm thu phát vô tuyến cự ly ngắn khác từ danh mục bắt buộc phải chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy sang danh mục sản phẩm chỉ phải công bố hợp quy (không phải chứng nhận hợp quy nữa).
4. Đối với một số quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, Bộ Thông tin và Truyền thông chưa bắt buộc thử nghiệm và chứng nhận đối với một số hạng mục thử nghiệm. Ví dụ:
→ Các yêu cầu thử nghiệm đối với tính năng hoạt động của Pin Lithium thuộc QCVN 101:2016/TT-BTTTT (thử nghiệm mất nhiều thời gian và chi phí thử nghiệm cao)
→ Các yêu cầu an toàn liên quan đến vận chuyển thuộc mục 2.6.2.7 của QCVN 101:2016/TT-BTTTT (chi phí thử nghiệm cao và mô tả trong quy chuẩn chưa rõ ràng về mục này)
→ Các yêu cầu thử nghiệm phần DVB-T của QCVN 63:2013/BTTTT (các phòng thử nghiệm trong nước chưa đủ điều kiện thử nghiệm phần này)
5. Sắp xếp và phân loại lại danh mục, bổ sung mô tả hàng hóa đối với một số sản phẩm hàng hóa để danh mục rõ ràng hơn, thêm thuận tiện khi tra cứu và thực hiện.

6. Các giấy Chứng nhận hợp quy và Thông báo tiếp nhận bản công bố hợp quy được ban hành trước ngày áp dụng thông tư này 01/07/2020 thì sẽ tiếp tục có hiệu lực cho đến khi hết thời hạn trên giấy chứng nhận hoặc đến khi có quy chuẩn kỹ thuật mới bắt buộc áp dụng đối với sản phẩm.

Các lưu ý khác (theo quan điểm của ExtendMax):
7. Mặc dù phần mô tả sản phẩm của "máy tính bảng" tại Phụ lục 2 của Thông tư 11/2020/TT-BTTTT không có mô tả các tính năng kết nối mạng di động 2G/3G/4G LTE/5G nhưng căn cứ theo khoản 2 Điều 4 của Thông tư này thì máy tính bảng vẫn phải thực hiện chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy cho các quy chuẩn tương ứng với chức năng thu phát 2G/3G/4G LTE/5G trong trường hợp máy có tích hợp ít nhất một trong các tính năng này

8. Tại thời điểm hiện tại thì các phòng thử nghiệm trong nước vẫn chưa đủ thiết bị để thử nghiệm thiết bị đầu cuối 5G, điều này có thể được giải quyết bằng văn bản hướng dẫn thực hiện tiếp theo của Bộ TT & TT hoặc thúc đẩy các phòng thử nghiệm sớm bổ sung thiết bị

Link tải toàn văn Thông tư 11/2020/TT-BTTTT

Chia sẻ:
Dự thảo Danh mục hàng hóa loại 2 của Bộ TT&TT giai đoạn 2023-2024
Thông tư 02/2022/TT-BTTTT quy định danh mục hàng hóa nhóm 2 của Bộ TT&TT
QCVN 18:2022/BTTTT về EMC, thay thế QCVN 18:2014/BTTTT
QCVN 130:2022/BTTTT về EMC cho thiết bị âm thanh không dây
QCVN 132:2022/BTTTT về an toàn điện đối với máy tính, TiVi, tablet